Vải cotton là gì? Có nên mua chăn ga gối làm từ vải cotton?
Trong ngành công nghiệp vải và hàng thủ công, vải cotton là một trong số những sản phẩm được các nhà sản xuất ưu tiên lựa chọn. Vậy vải cotton là gì? Có nên mua chăn ga gối làm từ vải cotton hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Cotton là vải gì?
Vải cotton là chất liệu vải phổ biến nhất hiện nay được sử dụng nhiều trong việc sản xuất quần, áo, chăn, ga, gối, …Vậy vải cotton có tốt không? Chất liệu này có nhiều ưu điểm như: thấm hút mồ hôi, thông thoáng, dễ nhuộm màu, đồ bền cao và khả năng chống lại sự xâm nhập của vết bẩn, nấm mốc.
Vải cotton có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời cùng với sự xuất hiện của cây bông. Cây bông dại đã được thuần hóa ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ cách đây gần sáu nghìn năm. Người Ai Cập cổ đại đã làm ra vải bông chất lượng cách đây ít nhất bốn nghìn năm.
Hiện nay, khi ngành công nghiệp dệt may đã phát triển, người ta vẫn sử dụng sợi cây bông. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất sợi bông sẽ được xử lý bằng hóa chất, cho thêm nguyên liệu để gia tăng độ bền, giảm sự mục, mốc của vải. Từ đó vải cotton được hình thành.
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất vải cotton bao gồm những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thu hoạch bông và phân loại
Việc thu hoạch bông sẽ diễn ra vào tháng 11 và tháng 12 hằng năm. Quá trình thu hoạch sẽ được thực hiện theo nhiều đợt.
- Đợt 1: Thu hoạch những quả bông nở trước nằm ở phía dưới cùng của cây.
- Đợt 2: Thu hoạch sau đợt 1 khoảng 15 ngày, hái những quả bông nằm khoảng giữa thân cây.
- Đợt 3: Là đợt thu hoạch cuối cùng. Thu hoạch những quả bông còn sót lại trên ngọn cây.
Sau khi thu hoạch xong, quả bông sẽ được phân loại, những quả bông kém chất lượng sẽ bị loại bỏ. Những quả bông chất lượng còn lại sẽ được phơi khô ở những nơi khô ráo, thoáng mát để không lẫn tạp chất.
Bước 2: Tinh chế xơ bông
Tinh chế xơ bông là một giai đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất vải cotton. Quả bông sau khi thu hoạch, phơi khô sẽ được chuyển đến các nhà máy. Tại đây, bông sẽ được xé ra để tách xơ. Việc tách xơ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến các xơ đơn.
Sau đó, xơ bông sẽ được đưa vào lò nấu và lọc lại nhiều lần để làm sạch các chất bẩn, tạp chất cho đến khi chỉ còn xơ bông tinh chất.
Bước 3: Hòa tan và kéo sợi
Sau khi tinh chế xơ bông sẽ biến thành dạng lỏng. Ở bước này xơ bông dạng lỏng sẽ được hòa với một số hóa chất khác tạo thành hỗn hợp. Tiếp đó, hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo sợi, ép qua các lỗ nhỏ để kéo thành sợi cotton.
Bước 4: Dệt vải cotton
Tại bước này những sợi cotton sẽ được dệt thành tấm vải. Sợi cotton được làm bóng để trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. Tiếp đó, vải sẽ được tẩy trắng làm mất màu tự nhiên để bước vào quá trình nhuộm vải.
Bước 5: Nhuộm vải
Đây là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất vải cotton. Trong quá trình này vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm và các các chất phụ gia để làm vải dễ bắt màu. Mỗi lần nhuộm, vải sẽ được giặt lại nhiều lần để loại bỏ các chất bẩn, vải vụn bám trên bề mặt vải.
Ưu, nhược điểm của vải cotton
– Ưu điểm
- Vải cotton có nhiều ưu điểm như:
- Thông thoáng, khả năng hút ẩm tốt, phù hợp với nhiều loại môi trường.
- Độ bền cao, rất khó xé rách, có khả năng chống các vết bẩn, nấm mốc.
- Giá thành rẻ hơn so với các loại vải khác trên thị trường.
- Độ bền cao nên có thể sử dụng tốt với máy giặt, chất giặt tẩy.
– Nhược điểm
Những loại vải có tỷ lệ phần trăm sợi cotton lớn thường có giá thành cao, chất liệu vải thô cứng hơn so với các loại khác nên ít được khách hàng nữ lựa chọn.
Có những loại vải cotton nào?
Các nhà sản xuất sẽ căn cứ theo tỷ lệ phần trăm sợi cotton có trong vải để phân loại:
- Vải 100 % cotton là vải được tạo thành 100% từ sợi cotton, chỉ cho thêm một số hóa chất phụ gia làm vải mềm mại và bền hơn.
- Vải cotton 80% nghĩa là nguyên liệu tạo thành có 80% là sợi cotton, 20% còn lại là các loại nguyên liệu khác như nylon, sợi tổng hợp…
- Vải cotton Ai Cập (Egyptian cotton) được dệt từ sợi cotton dài từ 33-44mm có nguồn gốc từ Ai Cập.
- Vải cotton Satin sử dụng những sợi vải được se nhỏ, có mật độ khoảng 300 sợi/inch vuông.
- Vải cotton gấm (Cotton jacquard – Cotton giắc cát) là loại cotton gấm được dệt hoạ tiết lên bề mặt vải.
- Vải cotton lụa (Cotton silk) là sự kết hợp giữa chất liệu cotton thiên nhiên và sợi tơ tằm thượng hạng.
- Vải cotton 65/35 (CVC) là vải được pha trộn giữa sợi polyester và sợi cotton theo tỷ lệ 65:35.
- Vải cotton 35/65 (tixi) là vải kết hợp giữa sợi polyester và cotton theo tỷ lệ 35:65.
- Vải cotton borip được sản xuất bằng 100% chất liệu cotton. Điều đặc biệt ở loại vải này nằm ở phương pháp dệt. Cotton borip được dệt giống như phương pháp đan len nên có hoa văn, hoạ sắc phong phú.
- Vải cotton 4 chiều (cotton Spandex) là vải kết hợp giữa chất liệu cotton và spandex nhằm gia tăng khả năng co dãn cho sản phẩm.
Ứng dụng của vải cotton trong sản xuất chăn ga gối
Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng để sản xuất các sản phẩm quần áo thời trang, vải cotton còn được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất chăn ga gối.
Tại Hoàng Hải Forever chúng tôi cung cấp đa dạng các mẫu mã chăn ga gối làm từ vải cotton đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Silky, Vision, Melody, Common,…Mỗi dòng sản phẩm, nhà sản xuất đều có một tỷ lệ pha chế sợi cotton của riêng mình nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Hãy truy cập ngay theo địa chỉ website: foreverbedding.net hoặc gọi điện thoại theo số hotline 0972125125 để tham khảo và được tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm này nhé!