Những tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt cho sức khỏe
Ngủ đủ giấc mỗi ngày là điều quan trọng để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên với những người không may mắc chứng suy giãn tĩnh mạch thì giấc ngủ khó khăn, vật lộn hơn bởi những cơn đau nhức, chuột rút khó chịu xảy ra vào ban đêm. Họ khó khăn trong việc tìm kiếm một tư thế thoải mái, dễ ngủ. Vậy đâu là tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn biết gì về suy giảm tĩnh mạch?
Hiện tượng tĩnh mạch ở chân xoắn lại, giãn nở rộng, các tĩnh mạch máu màu tím đậm hoặc màu xanh nằm gần phía mặt da chính là biểu hiện của giãn tĩnh mạch. Các tĩnh mạch này có chức năng vận chuyển máu từ các bộ phận khác về tim, nên khi xảy ra hiện tượng giãn tĩnh mạch sẽ làm giảm máu lưu thông và khó kiểm soát hơn. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận như bìu, hậu môn, thực quản, tuy nhiên thường gặp nhất ở tĩnh mạch chân.
Bệnh lý này ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, dẫn đến một số dấu hiệu như:
- Vì máu lưu thông kém dẫn đến tình trạng chuột rút nhiều lần, nhất là về đêm
- Chân xuất hiện tình trạng nhói đau, căng tức
- Cảm thấy nặng nề, khó chịu ở chân, mắt cá chân
- Làn da nằm trên phần suy giãn tĩnh mạch dần mỏng đi, ngứa và khô hơn
Những người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ trở nên nặng nề, khó khăn hơn khi trời nóng hoặc đứng lâu. Ngược lại, bệnh nhân có thể nghỉ ngơi, đi bộ để cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, tuy nhiên không thể chữa khỏi dứt điểm. Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng, dấu hiệu cũng như các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch có thể được giảm bớt nếu bệnh nhân thường xuyên tập luyện.
Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ?
Khi tĩnh mạch ở chân giãn ra, các van tĩnh mạch bị hư hỏng cũng là lúc tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở mức báo động. Hậu quả là máu bị ứ đọng dưới chân thay vì trở về tim như bình thường. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau nhức, bị chuột rút thường xuyên nên ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày như đi, đứng, ngồi và thậm chí nằm ngủ.
Đặc biệt, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ ngon. Hệ lụy của việc mất ngủ kéo dài là hoạt động kém năng suất, mất tập trung vào ban ngày, tác động xấu tới cuộc sống, công việc. Đó cũng là lý do nhiều người muốn tìm hiểu tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch để cải thiện tình trạng này.
Gợi ý tư thế ngủ cho người bị suy giảm tĩnh mạch
Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn vì nếu lựa nằm sai cách sẽ góp phần làm tăng lượng máu lưu thông đến chân, bạn sẽ đau nhức nhiều hơn và khó ngủ hơn. Nếu lựa chọn tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch phù hợp có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ hàng đêm nhờ hạn chế, thuyên giảm các triệu chứng bệnh.
Sử dụng gối, nâng cao chân hơn
Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch đầu tiên bạn nên áp dụng đó là nâng cao chân lên khoảng 10cm bằng gối khi ngủ. Cách này sẽ giúp làm giảm lượng máu ứ đọng tại chân, đưa máu chảy về tim nhiều hơn, góp phần làm giảm đau nhức và sưng tấy. Nhờ vậy bạn có thể ngủ ngon hơn.
Tư thế nằm nghiêng, bên trái
Theo các chuyên gia về tim mạch, tư thế nằm nghiêng về bên trái rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch bởi cách nằm này sẽ giúp máu bơm về tim cũng như cơ thể tốt hơn, hạn chế tình trạng ứ đọng, giảm tình trạng bị chuột rút và tê chân tay khi ngủ. Ngoài ra, theo các nghiên cứu khác thì tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp bạch huyết di chuyển tốt hơn, hệ miễn dịch từ đó được tăng cường, giảm sưng tấy.
Khi nằm nghiêng trái, chân nên gập nhẹ vào ngực để tạo cảm giác thoải mái và duy trì độ cong tự nhiên của cột sống, tráng gập chân quá gần ngực sẽ gây nên đau cột sống.
3 phương pháp giúp người suy giảm tĩnh mạch ngủ ngon hơn
Bên cạnh chú ý đến tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân có thể áp dụng thêm một số mẹo dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh
Tập thể dục
Tập thể dục luôn là bài thuốc quý cho sức khỏe. Người bị suy giãn tĩnh mạch nên lựa chọn các bài vận động nhẹ nhàng cơ bắp chân như đi bộ và đạp xe, giúp cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Việc hoạt động thể chất cũng là chìa khóa để mỗi chúng ta có được giấc ngủ chất lượng. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm cân, duy trì cân nặng khỏe mạnh. Bởi, thừa cân, béo phì cũng sẽ tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch đồng thời tạo thêm áp lực lên tĩnh mạch chân. Do đó, duy trì tập thể dục để giữ cân nặng ở mức lý tưởng sẽ ngăn ngừa bệnh nặng hơn.
Xoa bóp chân
Trước khi lên giường, bạn có thể dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị giãn tĩnh mạch, mỗi ngày khoảng 15 phút. Khi massage, bạn có thể kết hợp bằng các loại tinh dầu như hương thảo, oải hương để tăng cường lưu thông máu. Sau đó kết hợp với tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch được giới thiệu trên đây, chắc chắn sẽ giúp bạn dễ vào giấc hơn.
Lưu ý, người bị suy giãn tĩnh mạch không nên mặc quần chật hoặc ngồi bắt chéo chân vào ban ngày vì sẽ làm triệu chứng bệnh nặng hơn.
Mang vớ nén khi ngủ
Vớ nén là loại tất y khoa dành cho những người bị suy giãn tĩnh mạch. Duy trì tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch phù hợp kết hợp vớ nén sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể. Vớ dành cho người giãn tĩnh mạch sẽ tạo áp lực lên chân, hạn chế máu ứ đọng tại đây. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại vớ nén có kích thước và độ đàn hồi phù hợp.
Với những tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch được giới thiệu trên đây, bài viết hi vọng có thể giúp bạn giảm đau nhức, khó chịu và dễ dàng đi và giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó đừng quên điều trị theo chỉ định của bác sĩ cũng như cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày để khắc phục tình trạng bệnh nhé!