Tin tức

Ngủ trưa có tốt không? Ngủ trưa bao lâu thì tốt cho cơ thể?

Sau khi ngủ trưa, nhiều người thường cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ màng mất tập trung. Có nhiều người nghi ngại rằng liệu ngủ trưa có tốt không? Bạn nghĩ sao về điều này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Ngủ trưa có tốt không? Lợi ích của việc ngủ trưa

Ngủ trưa là nhu cầu sinh lý bình thường mà bất kỳ chúng ta ai cũng có. Việc ngủ trưa đầy đủ sẽ giúp cơ thể con người luôn duy trì ở trạng thái thoải mái, sảng khoái nhất. Vậy giấc ngủ trưa có tác dụng gì?

Giảm căng thẳng

Chúng ta thường bắt đầu làm việc từ 7h-8h sáng và kết thúc vào khoảng 11h30-12h. Thời gian làm việc 3-4 tiếng là lúc trí óc minh mẫn và tập trung nhất. Nếu làm việc quá sức thì hiệu quả sẽ không được như mong muốn. Chính vì thế, để giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng, một giấc ngủ trưa là điều cần thiết. 

Việc ngủ trưa giúp cơ thể giảm căng thẳng
Việc ngủ trưa giúp cơ thể giảm căng thẳng

Giúp cơ thể được thoải mái

Nếu được hỏi có nên ngủ trưa không, câu trả lời chắc chắn là có. Việc ngủ trưa sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giảm áp lực lên các cơ quan, đặc biệt là mắt. Mắt thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính dễ bị mỏi mắt, khô mắt ảnh hưởng đến tầm nhìn. Khi được ngủ, mắt sẽ có cơ hội nghỉ ngơi và điều tiết lại, nâng cao hiệu quả nhìn. Khi ngủ, não bộ sẽ được giải phóng, tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ số liệu tốt hơn. Đồng thời, các khớp xương được thả lỏng, giảm đau nhức, căng cơ khó chịu khi phải đứng hoặc ngồi thời gian dài. Ngoài ra, giấc ngủ ngắn sẽ giúp bạn duy trì trạng thái thoải mái, giảm thiểu căng thẳng để tập trung vào làm việc buổi chiều. 

Ngủ trưa giúp cơ thể được thoải mái, thư giãn đầu óc
Ngủ trưa giúp cơ thể được thoải mái, thư giãn đầu óc

Tăng cường trí nhớ

Quá trình làm việc hằng ngày buộc chúng ta phải ghi nhớ nhiều thông tin. Điều này dễ khiến não bộ bị quá tải và dẫn đến tình trạng mất trí nhớ. Để hạn chế tình trạng này, việc có thời gian nghỉ trưa hợp lý sẽ giúp não bộ có thêm thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng hỗ trợ việc ghi nhớ hiệu quả.

Ngủ trưa giúp tăng cường trí nhớ
Ngủ trưa giúp tăng cường trí nhớ

Cải thiện hệ tim mạch

Ngủ trưa có tác dụng giúp cơ thể vận hành chậm lại, hỗ trợ nhịp tim giảm co bóp nhằm tái tạo năng lượng, Từ đó, nâng cao hiệu quả làm việc của con người. Các số liệu nghiên cứu y khoa đều chỉ ra rằng, người có thói quen ngủ trưa sẽ hạn chế khả năng mắc bệnh tim mạch đến 60%.

Ngủ trưa đúng cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ngủ trưa đúng cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Cải thiện sắc tố nữ

Đối với nữ giới, việc ngủ trưa có tốt không? Ngủ trưa giúp cải thiện sắc tố nữ, giúp duy trì sự trẻ trung, tươi tắn của chị em. Trong khoảng thời gian đó, collagen trong cơ thể được hình thành nhiều hơn, giúp duy trì khả năng đàn hồi, chữa lành tổn thương và kích thích sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh.

Ngủ trưa giúp cải thiện sắc tố nữ, mang lại làn da căng mịn, bóng đẹp
Ngủ trưa giúp cải thiện sắc tố nữ, mang lại làn da căng mịn, bóng đẹp

Những kiểu ngủ trưa gây hại cho sức khỏe con người

Ngủ trưa quả thực mang lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, không phải cách ngủ nào cũng mang lại hiệu quả. 

Ngủ trưa quá muộn

Giấc ngủ trưa lý tưởng chỉ nên diễn ra từ 12h-13h mỗi ngày. Việc ngủ trưa sau 3h chiều hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, lệch múi giờ sinh học. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, bản thân lười vận động.

Thói quen ngủ trưa quá muộn dễ gây lệch giờ sinh học
Thói quen ngủ trưa quá muộn dễ gây lệch giờ sinh học

Ngủ trưa ngay sau khi ăn

Ngủ trưa ngay sau khi ăn dễ khiến bạn mắc chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài còn có thể gây nên thiếu máu não và các bệnh lý nguy hiểm khác. Bạn chỉ nên nghỉ trưa sau khi ăn từ 15 đến 30 phút.

Ngủ trưa ngay sau khi ăn ảnh hưởng đến tiêu hóa
Ngủ trưa ngay sau khi ăn ảnh hưởng đến tiêu hóa

Ngủ gục trên bàn

Ngủ gục trên bàn là thói quen ngủ cực kỳ xấu, gây ảnh hưởng đến xương hàm, cột sống và khiến hô hấp khó khăn. Ngoài ra, việc này còn là nguyên nhân mắc một số bệnh lý về mắt như viêm giác mạc, tăng nhãn áp, loạn thị…

Ngủ gục trên bàn gây ảnh hưởng đến cột sống, xương hàm
Ngủ gục trên bàn gây ảnh hưởng đến cột sống, xương hàm

Ngủ trưa quá lâu

Ngủ trưa nhiều có tốt không? Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên ngủ trưa tối đa là 30 phút hoặc ít hơn. Việc ngủ trưa quá lâu gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và giấc ngủ vào ban đêm. Đồng thời, làm tăng đến 30% nguy cơ tử vong và 34% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngủ trưa quá lâu gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học
Ngủ trưa quá lâu gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học

Ngủ đối mặt với luồng gió từ quạt, điều hòa

Nếu bạn thường có thói quen ngủ đối mặt với quạt, điều hòa thì bạn sẽ dễ bị nhiễm lạnh, nhức đầu, đau xương khớp. Nguyên nhân là do khi ngủ, các lỗ chân lông giãn nở và sức đề kháng bị suy yếu. Do vậy, nếu phải nằm trong điều kiện như vậy, bạn nên trang bị thêm một chiếc chăn mỏng.

Ngủ trước gió quạt dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh
Ngủ trước gió quạt dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh

Nên ngủ trưa bao lâu thì tốt?

Tác dụng của giấc ngủ trưa đã quá rõ ràng. Vậy chúng ta nên ngủ trưa bao lâu thì tốt? Theo các chuyên gia, thời gian ngủ trưa lý tưởng là từ 30-60 phút. Sở dĩ chúng ta ước tính thời gian như vậy là bởi việc ngủ trên 60 phút sẽ dễ khiến não bộ nhầm lẫn với giấc ngủ đêm. Nếu ta chỉ ngủ khoảng 2-3 tiếng thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi. Trường hợp thời gian ngủ quá ngắn, cơ thể không kịp tái tạo năng lượng đủ thì hiệu quả của việc ngủ cũng không đạt được mức tối đa.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể hiểu thêm về việc ngủ trưa có tốt không. Để có một giấc ngủ chất lượng, bạn không chỉ cần quan tâm để thời gian ngủ mà hãy chú tâm chuẩn bị cho mình không gian nghỉ ngơi thích hợp nhé!

Kim Anh

Tôi là một biên tập viên nội dung tại Forever Bedding, Tôi chuyên chia sẻ các kiến thức và tư vấn mua sắm chăn ga gối đệm, và trang trí phòng ngủ cho nhiều gia đình. Hãy liên hệ tôi ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất.

Related Articles

Trả lời

Back to top button