Những tác hại đeo tai nghe khi ngủ và hậu quả khó lường
Đeo tai nghe để nghe nhạc, trò chuyện điện thoại đã không còn là điều quá xa lạ với nhiều người. Một số người còn có thói quen đeo tai nghe khi ngủ mà không biết rằng nó đang tàn phá sức khỏe của họ. Để làm rõ điều này, hãy cùng tìm đọc thông tin trong bài viết dưới đây.
Tại sao nhiều người thích đeo tai nghe khi ngủ?
Thói quen đeo tai nghe khi ngủ có ở khá nhiều người, đặc biệt là ở giới trẻ. Có nhiều lý do khiến họ duy trì việc làm này mỗi ngày. Đầu tiên, tai nghe giúp giảm tiếng ồn khó chịu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Âm nhạc có thể giúp con người dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn. Điều này đã được chứng minh bởi các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Carillon Virginia (Mỹ).
Ngoài ra, nếu là người bận rộn, chỉ có thời gian trước khi ngủ là lúc bạn có thể tận hưởng những âm điệu du dương của bài nhạc và thư giãn cùng nó. Chính bởi những lý do tuyệt vời này mà việc đeo tai nghe lúc ngủ dần được hình thành và tạo thành thói quen.
Đeo tai nghe khi ngủ và hiểm họa khôn lường
Việc đeo tai nghe khi ngủ tưởng chừng như là vô hại nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến các giác quan của bạn.
Tích tụ ráy tai
Đeo tai nghe khiến quá trình lưu thông không khí quanh tai bị cản trở. Từ đó, ráy tai dễ dàng hình thành và ẩn vào bên trong màng nhĩ. Nếu tích tụ quá nhiều ráy tai dễ khiến bạn bị ù tai, giảm thính lực hoặc gây tắc nghẽn ống tai.
Hoại tử
Nếu bạn sử dụng tai nghe không phù hợp với tai, việc sử dụng lâu ngày có thể khiến da tai trong ống tai bị tổn thương. Dần dần, vùng da này sẽ bị hoại tử rất nguy hiểm. Nguy cơ này thường có tỷ lệ cao hơn ở người có thói quen ngủ nghiêng, đầu đè vào tai nghe.
Ảnh hưởng đến màng nhĩ, mất thính lực
Việc nghe nhạc trong thời gian dài, âm lượng lượng lớn tạo áp lực lên tai, dễ gây tổn thương đến màng nhĩ hoặc dây thần kinh cảm thụ. Nếu không khắc phục kịp thời, bạn sẽ dễ gặp vấn đề mất thính lực, thậm chí là điếc vĩnh viễn.
Nhiễm khuẩn tai
Tai nghe dù sạch đến đâu thì sau quá trình sử dụng cũng sản sinh nhiều vi khuẩn. Việc sử dụng tai nghe nhét trong tai gây cản trở việc lưu thông độ ẩm trong ống tai. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hại phát triển, gây viêm tai ngoài hoặc viêm tai giữa với biểu hiện sưng đỏ, ngứa, đau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Làm hỏng tai nghe
Thói quen đeo tai nghe khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng mà còn gây hư hỏng thiết bị. Các loại tai nghe có thân dài thường sẽ bị đè lên nếu bạn nằm nghiêng. Đây là nguyên nhân khiến thiết bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.
Đeo tai nghe an toàn
Thói quen nghe nhạc giải trí là nhu cầu thiết yếu của mọi người. Điều quan trọng là bạn phải biết tự điều chỉnh hành vi của mình. Làm sao cho việc nghe âm nhạc được tiến hành ở môi trường thuận lợi, an toàn.
Thay thế tai nghe bằng radio hoặc bật loa ngoài
Thay vì sử dụng tai nghe, bạn có thể sử dụng loa ngoài có kết nối bluetooth hoặc radio. Đây đều là những kênh truyền tải tin tức trực tuyến hữu hiệu và có thể thay thế được tai nghe. Nếu bắt buộc phải sử dụng tai nghe, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 2 tiếng/ngày để đảm bảo an toàn cho thính giác.
Chọn loại tai nghe phù hợp
Thị trường cung ứng khá nhiều dòng tai nghe với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn nên chọn tai nghe có kích thước phù hợp để không gây cấn cái hay khó chịu cho mọi tư thế nằm. Đặc biệt, nên thay thế tay nghe có dây thành tai nghe bluetooth để việc di chuyển dễ dàng hơn.
Hẹn giờ tắt nhạc
Nếu bạn phải nghe nhạc mới ngủ được, hãy đặt chế độ hẹn giờ tắt nhạc. Điều này giúp bạn ngắt âm thanh khi không cần thiết. Đồng thời, tiết kiệm pin và không làm ảnh hưởng đến cơ quan thính giác.
Điều chỉnh âm lượng vừa phải
Tiến sĩ Valerie Pavlovich Ruff có nói, đối với âm thanh 85 decibel, người bình thường có thể nghe tối đa 8 tiếng/ ngày mà không gặp vấn đề gì. Điều này đồng nghĩa với việc, để đảm bảo an toàn thì bạn nên đặt âm lượng ở mức cho phép này khi nghe nhạc. Nếu như âm thanh bạn đang nghe vượt qua mức 85 decibel, hãy chủ động giảm thời lượng nghe xuống một nửa để tốt cho sức khỏe thính giác.
Tổng kết
Mặc dù đeo tai nghe khi ngủ khiến bạn phải đối mặt với nhiều phiền phức. Tuy nhiên, từ bỏ thói quen này quả thực là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cá nhân chính là học cách đeo tai nghe và điều chỉnh âm lượng phù hợp.