Tin tức

Rối loạn giấc ngủ là gì? Cách chữa rối loạn giấc ngủ tại nhà

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bệnh gặp ở rất nhiều người Việt hiện nay và diễn ra ở mọi lứa tuổi. Rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài có thể gây nên các vấn đề bất lợi về sức khỏe, thể chất và tinh thần. Hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh này và cách điều trị để phòng ngừa, khắc phục ngay nhé!

Khái niệm rối loạn giấc ngủ và những triệu chứng cụ thể 

Khái niệm rối loạn giấc ngủ

Về khái niệm “rối loạn giấc ngủ” là tình trạng người bệnh bị thay đổi trạng thái, không đảm bảo chất lượng, thời gian cũng như số lượng giấc ngủ. Việc ngủ không đủ, không chất lượng khiến người bệnh suy giảm về sức khỏe, đặc biệt là tinh thần. Các trạng thái mệt mỏi, khó tập trung, hay quên… khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, lo âu và cảm xúc thay đổi nhanh. Về lâu dài, tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm, tim mạch, thần kinh…

Một số triệu chứng hay gặp khi người bị rối loạn giấc ngủ

Những triệu chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, xuất hiện ở hầu hết các trường hợp, cụ thể như sau: 

  • Tình trạng khó vào giấc ngủ dù bạn có đang buồn ngủ. Giấc ngủ không được sâu, liền mạch mà thường chập chờn, đứt đoạn.
  • Tình trạng người bệnh thức dậy nhiều lần trong một đêm.
  • Ban ngày thường có tình trạng mệt mỏi và khó để tỉnh táo làm việc.
  • Người bệnh bị mất cân bằng đồng hồ sinh học của cơ thể, thời gian đi ngủ và dậy không nhất quán.
  • Người bệnh có một số hành vi gián đoạn giấc ngủ như ngáy, ngưng thở, đi tiểu đêm nhiều lần…

Khi gặp những triệu chứng như trên, có thể bạn đang bị chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên tùy từng loại rối loạn cụ thể sẽ có hướng dẫn cách điều trị riêng biệt.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho con người
Tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho con người

Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ là gì?

Để điều trị đúng, hiệu quả tình trạng rối loạn giấc ngủ, các bác sĩ sẽ xác định rõ những nguyên nhân chính gây nên bệnh này. Một số nguyên nhân khá phổ biến làm người bệnh mắc chứng rối loạn giấc ngủ như sau:

  • Xuất phát từ các bệnh lý như dị ứng, nhiễm trùng hô hấp, cảm lạnh hay tim mạch, phổi….. Những bệnh lý này khiến cơ thể khó thở, đặc biệt là thở bằng mũi khiến giấc ngủ không được sâu như mong muốn. Ngoài ra, nếu bị các cơn đau mãn tính như đau lưng, đau nửa đầu, viêm khớp, bạn khó vào giấc ngủ hay ngủ ngon được. 
  • Xuất phát từ một số tình trạng tâm lý căng thẳng, lo âu hay suy nghĩ nhiều cũng gây nên rối loạn giấc ngủ.
Tình trạng lo âu, suy nghĩ nhiều cũng gây nên rối loạn giấc ngủ
Tình trạng lo âu, suy nghĩ nhiều cũng gây nên rối loạn giấc ngủ
  • Xuất phát từ việc điều trị bằng thuốc đối với một số chứng bệnh. Các loại thuốc điều trị thường gây ra một số tác dụng phụ như làm bạn ngủ nhiều hơn…
  • Xuất phát từ yếu tố di truyền, khi có người thân bị rối loạn giấc ngủ thì nguy cơ bạn bị chứng bệnh này cao hơn.
  • Xuất phát từ một số thói quen sống quen thuộc như làm việc ca đêm, sinh hoạt kém lành mạnh, uống nhiều nước… Trong đó, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ làm bạn phải thường xuyên đi tiểu đêm. Đi tiểu đêm quá nhiều lần làm cho giấc ngủ bị gián đoạn. Ngoài ra tình trạng tiểu đêm còn có thể xuất phát từ các chứng bệnh đường tiết niệu, thận hay mất cân bằng nội tiết tố.

Phân loại rối loạn giấc ngủ

Đối với phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ, có một số loại giấc ngủ phổ biến như sau:

  • Mất ngủ: Tình trạng người bệnh khó ngủ được dù đã buồn ngủ, ngủ không sâu, hay bị tỉnh giấc và khó ngủ trở lại. Mất ngủ gồm 3 loại là rối loạn mất ngủ ngắn hạn, rối loạn giấc ngủ mãn tính và rối loạn khác.
  • Rối loạn nhịp thở liên quan đến giấc ngủ gồm tình trạng ngưng thở khi ngủ hoặc giảm thông khí, giảm oxy máu.
  • Các rối loạn trung tâm của chứng ngủ quá mức như chứng ngủ rũ, mất ngủ vô căn…
  • Rối loạn nhịp ngủ thức sinh học, phổ biến nhất là rối loạn lệch múi giờ hay rối loạn làm việc theo ca.
Rối loạn đồng hồ sinh học khiến người lớn tuổi mất ngủ và mệt mỏi
Rối loạn đồng hồ sinh học khiến người lớn tuổi mất ngủ và mệt mỏi
  • Bệnh mất ngủ giả như rối loạn ác mộng, ảo giác, hội chứng đầu nổ tung hay đái dầm, nghiến răng khi ngủ…
  • Rối loạn chuyển động liên quan đến ngủ như hội chứng chân không yên, rối loạn cử động chân tay định kỳ, chuột rút.

Hướng dẫn cách điều trị rối loạn giấc ngủ tại nhà

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ tại nhà hiện nay. Tùy theo chứng bệnh sẽ có những triệu chứng, nguyên nhân riêng, bạn phải tìm hiểu thật kỹ từng cách điều trị để áp dụng phù hợp.

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc là phương pháp điều chỉnh thói quen, chế độ sinh hoạt vệ sinh giấc ngủ và kiểm soát stress. Bạn nên xây dựng một đồng hồ sinh học với lịch làm việc, nghỉ ngơi đầy đủ, điều độ và đúng giờ. Nên kiểm soát chế độ ăn uống, không ăn no hay sử dụng một số loại thực phẩm khó tiêu, gây mất ngủ như trà, cà phê… Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày và không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ. 

Về không gian ngủ, cần bố trí, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng.  Duy trì nhiệt độ từ 19 – 22 độ C, giữ cho phòng ngủ tối và yên tĩnh. Lựa chọn các sản phẩm chăn ga gối đệm chất lượng sẽ giúp cho giấc ngủ chất lượng hơn. Không gian ngủ tốt cũng là một cách chữa rối loạn giấc ngủ cực kỳ hiệu quả.

Tránh sử dụng các chất kích thích, chứa caffeine để điều chỉnh đồng hồ sinh học
Tránh sử dụng các chất kích thích, chứa caffeine để điều chỉnh đồng hồ sinh học

Cố gắng tìm kiếm những giải pháp để kiểm soát stress, giữ cho tâm lý, tinh thần luôn thoải mái. Bạn có thể tham gia các môn thể thao, tập yoga hay giãn cơ, trò chuyện thêm với bạn bè, người thân để giải tỏa. Một số phương pháp giải trí như đọc sách báo, nghe nhạc… cũng có lợi ích để giải quyết rối loạn giấc ngủ.

Điều trị bằng một số loại thuốc, thảo dược

Đối với một số trường hợp, bác sĩ chỉ định dùng thuốc để điều trị rối loạn giấc ngủ. Với tình huống này, bạn nên liên hệ các phòng khám, bác sĩ có uy tín để được thăm khám, kê đơn thuốc. Không tự ý uống thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt là thuốc ngủ, thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm. 

Ngoài ra, tại nhà bạn có thể chế biến một số loại thảo dược để cải thiện giấc ngủ. Một vài loại thảo dược được gợi ý nhiều là đinh lăng, lạc tiên, tâm sen, hoa cúc…

Sử dụng một số loại trà thảo dược sẽ giúp giấc ngủ được sâu hơn
Sử dụng một số loại trà thảo dược sẽ giúp giấc ngủ được sâu hơn

Có giấc ngủ chất lượng là một trong những nhu cầu của cuộc sống mỗi người. Ngủ tốt sẽ cho bạn một tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt để sinh hoạt, học tập và làm việc. Nếu bạn có những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trên, hãy thử những biện pháp trong bài viết nhé!

Kim Anh

Tôi là một biên tập viên nội dung tại Forever Bedding, Tôi chuyên chia sẻ các kiến thức và tư vấn mua sắm chăn ga gối đệm, và trang trí phòng ngủ cho nhiều gia đình. Hãy liên hệ tôi ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất.

Related Articles

Trả lời

Back to top button