Tin tức

Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân là bị bệnh gì?

Tình trạng sảng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân có thể là dấu hiệu sinh lý thông thường, song trong nhiều trường hợp nó cũng có thể là các biểu hiện bệnh lý nguy hiểm. Để nắm rõ hơn các thông tin liên quan đến vấn đề này, bạn đọc hay tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé.

Nguyên nhân tại sao sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân

Đau lòng bàn chân khi thức dậy buổi sáng có thể do thói quen sinh hoạt không tốt nhưng đồng thời cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng
Đau lòng bàn chân khi thức dậy buổi sáng có thể do thói quen sinh hoạt không tốt nhưng đồng thời cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau lòng bàn chân vào buổi sáng ngủ dậy. Cụ thể bao gồm:

Nguyên nhân bệnh lý

Đau lòng bàn chân vào buổi sáng ngủ dậy có thể là dấu hiệu của các căn bệnh như:

Bị viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là tình trạng tổn thương hay gặp đối với dây chằng ở lòng bàn chân. Khi mắc bệnh này, bạn sẽ thường thấy đau ở khu vực lòng bàn chân ở vị trí gần gót. Cảm giác đau nhói sẽ đặc biệt nghiêm trọng hơn vào thời điểm bạn mới ngủ dậy và bước xuống giường đi lại vào buổi sáng. Nếu bạn ngồi nghỉ ngơi, cảm giác đau có xu hướng giảm nhẹ đi.

Bị u thần kinh

U thần kinh morton có thể gây đau kèm cảm giác ngứa, rát ở lòng bàn chân
U thần kinh morton có thể gây đau kèm cảm giác ngứa, rát ở lòng bàn chân

U thần kinh Morton ở lòng bàn chân chỉ tình trạng dày lên của mô thần kinh giữa ngón chân thứ ba và ngón chân thứ tư do dây thần kinh bị chèn ép, kích thích. Hậu quả dẫn tới là dây thần kinh bị tổn thương khiến người bệnh có cảm giác đau, ngứa, bỏng rát ở khu vực lòng bàn chân.

Bị chấn thương

Việc vận động quá mức ở cường độ cao hoặc tiếp đất từ trên cao không đúng kỹ thuật có thể mang lại các tổn thương lên dây chằng và mô cơ ở lòng bàn chân, thậm chí là gây bong gân, căng cơ. Trong trường hợp này, cảm giác đau mang lại ở lòng bàn chân sẽ kèm theo cả vết sưng và bầm tím.

Mắc dị tật chân bẹt

Dị tật bàn chân bẹt đôi khi có thể gây cảm giác đau ở lòng bàn chân
Dị tật bàn chân bẹt đôi khi có thể gây cảm giác đau ở lòng bàn chân

Nếu bạn có một đôi chân mà lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ cong vòm thì đôi khi có thể gặp cảm giác nhói đau ở phần lòng bàn chân và mắt cá chân. Dị tật này thường gặp ở trẻ nhỏ và nó có thể tự khỏi khi trẻ được 6 tuổi mà không cần điều trị.

Bị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp RA cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân. Khi mắc viêm khớp dạng thấp, bạn thường có cảm giác đau nhức kèm sưng nóng ở các khớp, tê cứng bàn chân, đau và mềm ở lòng bàn chân. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó có thể đau đến mức làm bạn không thể đi lại được vào buổi sáng.

Bị viêm gân gót chân

Viêm gân Achilles thường mang đến cảm giác đau ở vị trí lòng bàn chân và gót chân
Viêm gân Achilles thường mang đến cảm giác đau ở vị trí lòng bàn chân và gót chân

Viêm gân gót chân hay còn gọi là viêm gân Achilles thường xuất hiện ở những người hay chạy, nhảy vận động chân liên tục hoặc tiếp đất sai kỹ thuật. Khi bị viêm gân Achilles, bạn sẽ hay bắt gặp cảm giác đau ở lòng bàn chân và gót chân.

Bị gai gót chân

Gai gót chân là tình trạng canxi lắng tụ khiến gai xương phát triển ở mặt dưới hoặc sau gót chân. Từ đó có thể gây ra cảm giác đau nhức ở vị trí lòng bàn chân, đặc biệt là thời điểm buổi sáng.

Nguyên nhân từ thói quen ngủ

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý kể trên, đôi khi bạn cũng có thể bị đau lòng bàn chân do các lý do liên quan đến thói quen và điều kiện sinh hoạt. Cụ thể đó là về:

Tư thế ngủ không đúng

Ngủ không đúng tư thế hoặc nằm quá lâu một tư thế đều có thể khiến lòng bàn chân bị đau khi thức dậy
Ngủ không đúng tư thế hoặc nằm quá lâu một tư thế đều có thể khiến lòng bàn chân bị đau khi thức dậy

Tư thế ngủ có thể mang đến ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực cho sức khỏe xương khớp cũng như chất lượng giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn thường duy trì việc nằm  nguyên một tư thế có thể khiến  trì trệ lưu thông khí huyết, các dây thần kinh bị đè nén gây ra cảm giác đau mỏi ở nhiều bộ phận, trong đó có đau lòng bàn chân sau khi ngủ dậy.

Chọn giường chất lượng kém

Sử dụng giường và các phụ kiện chăn, ga, gối đệm chất lượng thấp có thể mang đến cảm giác bí bách khó chịu. Đặc biệt, nếu bạn dùng loại nệm quá cứng, đàn hồi không tốt còn khiến máu huyết lưu thông kém dẫn đến các vấn đề xương khớp và đau lòng bàn chân mỗi khi thức giấc.

Đau lòng bàn chân vào buổi sáng khi ngủ dậy có nguy hiểm

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau mà chúng ta có thể phán đoán mức độ nghiêm trọng. Nếu chỉ là do thói quen ngủ không tốt, chất lượng giường ngủ kém thì bạn có thể tự điều chỉnh đơn giản để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện là do nguyên nhân bệnh lý thì bạn tuyệt đối không được chủ quan bởi hậu quả của nó thật sự nguy hiểm. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần lời khuyên chuyên môn để có được phương án điều trị kịp thời và hiệu quả.  

Cách khắc phục tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân

Khi rơi vào hoàn cảnh sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm bớt cơn đau như:

Chườm đá lạnh

Chườm lạnh có khả năng giảm đau nhanh chóng
Chườm lạnh có khả năng giảm đau nhanh chóng

Chườm đá là cách làm đơn giản và có hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng khăn mềm bọc đá lạnh hoặc dùng túi chườm mát áp vào phần bị đau trong khoảng 15 – 20 phút mỗi lần. Tác dụng của nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch, giảm máu lưu thông đến vùng bị đau. Từ đó giảm cảm giác đau và sưng khá hiệu quả.

Nâng cao chân

Khi ngủ dậy nếu thấy lòng bàn chân bị đau, tê bạn có thể áp dụng tư thế nằm nâng cao chân để giảm bớt cảm giác khó chịu này. Bạn chỉ cần nằm xuống và đưa chân bị đau lên cao hơn vị trí của tim là được. Cách làm này đặc biệt phù hợp với những ai đang bị đau do chấn thương hoặc viêm cân gan bàn chân.

Chườm ấm lòng bàn chân

Tác dụng của nước ấm có thể làm thư giãn, giãn mạch và tăng tuần hoàn máu, từ đó tăng tốc độ chữa lành các mô bị thương, hạn chế tình trạng tê cứng khớp. Chính vì vậy nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách chườm ấm để giảm nhẹ cơn đau lòng bàn chân.

Massage

Massage xoa bóp chân có thể giúp giảm đau hiệu quả
Massage xoa bóp chân có thể giúp giảm đau hiệu quả

Massage nhẹ nhàng lòng bàn chân cũng là biện pháp giảm đau và ngăn ngừa cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cải thiện khả năng vận động cho đôi chân linh hoạt, khỏe khoắn hơn.

Đeo nẹp khi ngủ

Nếu bạn đang trong quá trình chữa trị bệnh viêm cân gan chân bạn nên đeo nẹp khi ngủ để hạn chế tình trạng bị đau lòng bàn chân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng giá đỡ vòm hoặc nẹp chỉnh hình để ổn định bàn chân trong lúc đi bộ giúp loại bỏ cảm giác đau đớn.

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Acetaminophen là thuốc giảm đau không kê đơn có tác dụng hỗ trợ khắc phục các cơn đau lòng bàn chân
Acetaminophen là thuốc giảm đau không kê đơn có tác dụng hỗ trợ khắc phục các cơn đau lòng bàn chân

Bôi thuốc giảm đau tại chỗ hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen và NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) có thể mang đến hiệu quả giảm viêm và giảm đau. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng những loại thuốc này để tránh những tác dụng phụ có thể gặp. Tốt nhất là bạn vẫn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách dùng thuốc hợp lý nhé.

Vận động thể dục nhẹ nhàng

Vận động thể chất nhẹ nhàng, điều độ có thể giúp cải thiện tuần hoàn, phục hồi sức khỏe  và nâng cao sự dẻo dai cho hệ cơ xương khớp. Từ đó hạn chế tình trạng cứng khớp gây đau nhức lòng bàn chân vào buổi sáng thức dậy.

Hạn chế đi bộ và mang giày cao gót

Khi bị đau, bạn nên hạn chế đi lại và mang giày cao gót vì điều đó có thể làm cơn đau nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, bạn nên ngồi xuống nghỉ ngơi và xoa bóp nhẹ nhàng cho chân. Như vậy, cơn đau và cảm giác tê nhức có thể thuyên giảm và từ từ biến mất.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học

Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin tốt cho xương khớp sẽ ngăn chặn nguy cơ gây ra các cơn đau khó chịu
Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin tốt cho xương khớp sẽ ngăn chặn nguy cơ gây ra các cơn đau khó chịu

Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho xương khớp sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và hạn chế các nguy cơ bệnh tật gây ra cơn đau. Tốt nhất, bạn hãy chú ý ăn uống điều độ và ăn nhiều thực phẩm giàu canxi với vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhé.

Có cần đi bác sĩ khi thấy sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân

Thông thường, nếu các cơn đau chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và nó có thể biến mất khi bạn thay thế tư thế ngủ, vận động thể dục hợp lý, điều độ thì có lẽ nó chỉ là biểu hiện đau sinh lý và bạn không cần gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không thể trì hoãn việc thăm khám khi cơn đau xuất hiện như biểu hiện bệnh lý thông qua các dấu hiệu như:

  • Thường bị đau dữ dội gây cản trở các hoạt động sinh hoạt, đi lại hàng ngày.
  • Cơn đau ở lòng bàn chân mức độ ngày một nặng hoặc hay bị tái phát.
  • Xuất hiện vết thương hở trên chân.
  • Nghi ngờ bị gãy xương, đứt gân sau vận động, chấn thương.
  • Các cơn đau kéo dài sau 3 – 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đau xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa ran hoặc bị mất cảm giác ở chân.

Bài viết đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân mà nhiều người đang gặp phải. Hy vọng, thông qua đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Kim Anh

Tôi là một biên tập viên nội dung tại Forever Bedding, Tôi chuyên chia sẻ các kiến thức và tư vấn mua sắm chăn ga gối đệm, và trang trí phòng ngủ cho nhiều gia đình. Hãy liên hệ tôi ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất.

Related Articles

Để lại một bình luận

Check Also
Close
Back to top button