Tin tức

Thở bằng miệng khi ngủ là bệnh gì? Cách khắc phục thở bằng miệng khi ngủ?

Thở bằng miệng khi ngủ có thể được khuyến cáo như một dấu hiệu bất thường liên quan ở mức độ nhất định đến tình trạng sức khỏe của con người. Trên thực tế, điều này không hề hiếm gặp và ở một số người, họ thậm chí còn không hay biết rằng mình đang ở trong tình trạng đó. Vậy thực tế, thở bằng miệng có gì đáng ngại và liệu có phương án để khắc phục triệt để? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhất về vấn đề này.  

Thở bằng miệng khi ngủ là hiện tượng gì?

Thở bằng  miệng khi ngủ là một căn bệnh tương đối phổ biến và nó có những đặc điểm không phải ai cũng biết. Để xác định đúng bệnh tình, chúng ta cần hiểu rõ về: 

Thở bằng miệng khi ngủ là gì?

Thở bằng miệng khi ngủ là hiện tượng há miệng cho không khí lưu thông qua đó thay vì mũi
Thở bằng miệng khi ngủ là hiện tượng há miệng cho không khí lưu thông qua đó thay vì mũi

Con người bình thường sẽ thực hiện quá trình thở qua mũi như một phản xạ mang tính bản năng. Tuy nhiên, ở một số người vì lý do gì đó mà họ há miệng cho không khí lưu thông thay vì mũi. Tình trạng này có thể xuất hiện khi con người ta đang thức lẫn khi đang ngủ. Lúc đó, nó được xem như một hành động vô thức mà bản thân người thở bằng miệng khi ngủ không hề biết hay kiểm soát được.

Cách nhận biết bạn đang thở bằng miệng khi ngủ

Ngủ ngáy là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình của việc thở bằng miệng
Ngủ ngáy là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình của việc thở bằng miệng

Có nhiều người không hề biết rằng họ đang thở bằng miệng khi ngủ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tự xác nhận xem liệu bản thân có phải đang gặp vấn đề này hay không thông qua một số dấu hiệu như:

  • Thường ngủ ngáy
  • Miệng khô sau khi ngủ
  • Có dấu hiệu bị hôi miệng
  • Hay bị khàn tiếng
  • Thường xuyên thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, nhất là sau khi thức dậy
  • Trí nhớ giảm sút, hay quên, hay bị nhầm lẫn
  • Xuất hiện quầng thâm ở dưới mắt

Nếu bạn tự thấy hoặc thông qua người thân biết được bản thân có một hoặc một số trong các dấu hiệu kể trên, vậy thì khả năng cao là bạn đang thở bằng miệng khi ngủ rồi. Trong trường hợp đó, cũng đừng vội lo lắng mà hãy xác định nguyên nhân tại sao mình lại bị như vậy để tìm phương án khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân và hậu quả của tình trạng thở bằng miệng khi ngủ

Thở bằng miệng khi ngủ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân và nếu không xử lý kịp thời, nó có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân

Thở bằng miệng khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý như bị nghẹt mũi, hen suyễn, polyp mũi,...
Thở bằng miệng khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý như bị nghẹt mũi, hen suyễn, polyp mũi,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do:

  • Người mắc bệnh hen suyễn: Người bị hen suyễn dẫn đến niêm mạc của ống phế quản bị sưng, viêm làm ống phế quản bị hẹp lại khiến khó thở. Do vậy, họ thường thích ứng bằng cách thở qua đường miệng.
  • Bị cảm cúm nghẹt mũi: Khi bị cúm, viêm mũi, viêm xoang có thể khiến mũi bị nghẹt, khó thở. Vì thế nên mọi người thường có xu hướng thở bằng mũi khi rơi vào tình trạng này.
  • Bị polyp mũi: Polyp hoặc các mô lành tính phát triển bên trong đường mũi có thể gây co thắt, ảnh hưởng tình trạng hô hấp. Nếu không được chữa trị triệt để, người mắc bệnh này sẽ hay có thói quen thở qua miệng.
  • Dị tật bẩm sinh: Các dị tật sứt môi, hở hàm ếch có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của miệng nên dẫn đến thở bằng miệng. Trong trường hợp này nếu không phẫu thuật thì sẽ không chấm dứt được tình trạng này.
  • Một số nguyên nhân khác: amidan lớn hơn bình thường, sưng viêm amidan,  lệch vách ngăn mũi, phẫu thuật làm thay đổi hình dạng mũi, hình dạng hàm, bị căng thẳng stress, có khối u,…

Tác hại

Thở bằng miệng không được điều trị có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu dẫn đến nguy cơ suy tim, đột quỵ
Thở bằng miệng không được điều trị có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu dẫn đến nguy cơ suy tim, đột quỵ

Thở bằng miệng, đặc biệt là trong lúc ngủ có thể mang đến nhiều tác hại khôn lường như:

  • Giảm nồng độ oxy trong máu dẫn đến các nguy cơ về cao huyết áp, suy tim, ngủ ngáy kinh niên, giám khứu giác và thậm chí là hội chứng ngưng thở.
  • Thở bằng miệng kéo dài có thể làm giảm chức năng phổi và khiến các triệu chứng ở người bị hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mang đến nhiều nguy cơ mắc các căn bệnh như hôi miệng, viêm nướu, sâu răng, viêm tai, viêm họng.
  • Thở bằng miệng khi ngủ ở trẻ em có thể gây ra các phát triển bất thường về thể chất và nhận thức: ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt, miệng hẹp, răng không đều, răng hô, cười hở lợi, sai khớp, gù lưng, biến dạng cột sống, nói ngọng, chậm phát triển,…

Cách khắc phục tình trạng thở bằng miệng khi ngủ

Rõ ràng, khi tình trạng này kéo dài có thể mang đến rất nhiều hệ lụy, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Chính bởi vậy nên việc tìm một số cách khắc phục thở bằng miệng khi ngủ hiệu quả và kịp thời là điều vô cùng quan trọng. Sau đây là một số lời khuyên của chuyên gia y tế giúp bạn đối phó với căn bệnh này.

Dùng thuốc điều trị cảm cúm, hen suyễn

Khi bị ngạt mũi do cảm cúm, hen suyễn cần dùng thuốc điều trị
Khi bị ngạt mũi do cảm cúm, hen suyễn cần dùng thuốc điều trị

Thuốc sẽ được chỉ định trong các trường hợp bạn bị mắc những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp gây ra tình trạng thở bằng miệng. Với các loại thuốc điều trị cảm lạnh, viêm mũi bạn có thể tự mua bởi nó khá phổ thông và không cần kê đơn. Tuy nhiên, với bệnh hen, suyễn thì bắt buộc phải thăm khám bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn chọn đúng thuốc và liệu trình điều trị. 

Ngủ nằm nghiêng

Chọn tư thế nằm nghiêng khi ngủ để giúp giảm áp lực khi hô hấp bằng mũi, hạn chế tình trạng há miệng thở
Chọn tư thế nằm nghiêng khi ngủ để giúp giảm áp lực khi hô hấp bằng mũi, hạn chế tình trạng há miệng thở

Nằm nghiêng khi ngủ sẽ giúp bạn giảm bớt lực khi thở và giúp việc hô hấp qua mũi thuận lợi hơn khi nằm ngửa. Thêm vào đó, bạn cũng nên sử dụng gối với độ cao vừa phải (kê đầu lên tạo thành góc  30 – 60 độ), nó sẽ giúp kéo kín hàm khi bạn ngủ. Như vậy, tình trạng thở qua miệng sẽ được giảm thiểu.

Sử dụng băng dính, băng cằm đầu

Đeo băng cầm đầu cố định miệng ở vị trí đóng kín giúp khuyến khích hô hấp bằng mũi
Đeo băng cầm đầu cố định miệng ở vị trí đóng kín giúp khuyến khích hô hấp bằng mũi

Dùng băng dính cứng gắn trên sống mũi có thể giúp giãn mũi để bạn thở qua đây dễ dàng hơn. Hoặc bạn cũng có thể dùng băng dính cố định miệng hoặc băng cằm đầu, ngăn không cho miệng há ra trong lúc ngủ. Đây được xem là biện pháp khắc phục tạm thời khi bạn đang điều trị các căn bệnh gây ra tình trạng thở bằng miệng.

Sử dụng thiết bị CPAP

Thiết bị CPAP hỗ trợ hô hấp thường được chỉ định trong trường hợp khó thở nghiêm trọng
Thiết bị CPAP hỗ trợ hô hấp thường được chỉ định trong trường hợp khó thở nghiêm trọng

Thiết bị CPAP giúp hỗ trợ đưa không khí vào mũi và miệng thông qua mặt nạ. Nó có thể tạo ra áp lực giúp cho đường thở thông thoáng để bạn hô hấp tốt hơn.

Phẫu thuật cắt amidan cho trẻ

Nếu trẻ bị viêm amidan thì có thể được chỉ định cắt để ngăn chặn tình trạng thở qua miệng
Nếu trẻ bị viêm amidan thì có thể được chỉ định cắt để ngăn chặn tình trạng thở qua miệng

Ở trẻ nhỏ, nếu amidan bị viêm hay sưng, các bé có thể được chỉ định cắt bỏ để điều trị tình trạng thở bằng miệng. Sau khi cắt amidan, vấn đề thở bằng miệng có thể được khắc phục.

Thủ thuật chỉnh nha

Chỉnh nha kéo răng, kéo hàm cũng là cách chữa bệnh thở bằng miệng hiệu quả
Chỉnh nha kéo răng, kéo hàm cũng là cách chữa bệnh thở bằng miệng hiệu quả

Nếu vấn đề này phát sinh do kết cấu hàm, răng, bạn có thể dùng thủ thuật chỉnh nha kéo hàm, kéo thẳng răng. Đây là một cách chữa bệnh thở bằng miệng có thể mang đến hiệu quả triệt để. Tuy nhiên, người bệnh bắt buộc phải kiên trì vì thời gian tiến hành chỉnh nha thường khá lâu ( 1 – 2 năm). 

Bài viết trên đây đã tổng hợp thông tin từ A-Z về các vấn đề liên quan đến việc thở bằng miệng trong khi ngủ. Hy vọng, từ đó bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để hữu rõ hơn về căn bệnh này cũng như tìm được biện pháp khắc phục khi cần thiết.

Kim Anh

Tôi là một biên tập viên nội dung tại Forever Bedding, Tôi chuyên chia sẻ các kiến thức và tư vấn mua sắm chăn ga gối đệm, và trang trí phòng ngủ cho nhiều gia đình. Hãy liên hệ tôi ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất.

Related Articles

Trả lời

Back to top button