Tin tức

Uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì? Ảnh hưởng sức khỏe không?

Rối loạn giấc ngủ đang trở thành vấn đề phổ biến  trong xã hội hiện nay, đặc biệt là đối với người trung niên và người cao tuổi. Có khá nhiều phương pháp chữa chứng bệnh này, trong đó uống thuốc ngủ được nhiều người chọn vì hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì không? Hãy tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết sau đây nhé! 

Thuốc ngủ là gì và có công dụng ra sao?

Với tác dụng nhanh chóng, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc ngủ khi chưa có tư vấn từ bác sĩ và hiểu biết những thành phần, tác dụng phụ của loại thuốc này. Hãy tham khảo thông tin và công dụng của loại thuốc này ngay sau đây!

Giới thiệu về thuốc ngủ

Thuốc ngủ là một loại thuốc thần kinh được sử dụng để gây ngủ hoặc điều trị bệnh mất ngủ. Hầu hết các loại thuốc ngủ trên thị trường hiện nay đều tác động lên não bộ, hệ thần kinh thông qua chất truyền acid gamma – aminobutyric để kích thích giải phóng hormone gây buồn ngủ. Một số loại thuốc ngủ còn được xem như là thuốc an thần, giúp não bộ thư giãn, dễ ngủ, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.  

Thuốc ngủ bao gồm 3 nhóm chính, cụ thể là:

  • Benzodiazepines: là nhóm thuốc an thần có tác dụng điều trị các vấn đề về mất ngủ như mộng du, sợ hãi vào ban đêm. Loại thuốc ngủ này bao gồm các thành phần hoạt chất hư diazepam,  bromazepam, clonazepam…
  • Barbiturate: Là nhóm thuốc ngủ chứa các thành phần như phenobarbital (Gardenal), pentobarbital (Nembutal). Với nhiều tác dụng phụ như gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn…, nhóm Barbiturate chỉ được dùng hạn chế để chống co giật cấp và mê sảng.
  • Các loại thuốc ngủ khác như Lunesta, Ambien hay Rozerem…có công dụng giúp người dùng ngủ ngon hơn. Thuốc có ít tác dụng phụ hơn so với hai nhóm thuốc trên.
Thuốc ngủ là lựa chọn của nhiều người vì gây buồn ngủ nhanh chóng
Thuốc ngủ là lựa chọn của nhiều người vì gây buồn ngủ nhanh chóng

Thuốc ngủ có công dụng thế nào?

Mọi người biết đến thuốc ngủ với công dụng quen thuộc như chính cái tên của nó –  gây ngủ. Tuy nhiên, ngoài công dụng này, thuốc ngủ còn được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực y học với các tác dụng sau:

  • Thuốc ngủ được chỉ định để điều trị chứng mất ngủ, cải thiện các tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ…
  • Thuốc ngủ được sử dụng để gây mê phẫu thuật cho con người.
  • Thuốc ngủ được dùng để an thần, giảm căng thẳng và ổn định tâm lý người dùng. 
Thuốc ngủ có khá nhiều công dụng, trong đó chủ yếu là điều trị chứng mất ngủ
Thuốc ngủ có khá nhiều công dụng, trong đó chủ yếu là điều trị chứng mất ngủ

Khi nào người cần dùng đến các loại thuốc ngủ?

Theo các chuyên gia về y học, con người thường sử dụng thuốc ngủ trong các trường hợp sau:

  • Người bị mất ngủ kéo dài, giấc ngủ không sâu và hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ. Người hay ngủ muộn dậy sớm, có tình trạng uể oải, mệt mỏi khi thức dậy.
  • Người bị tác động bởi stress hay các yếu tố tinh thần khác khiến khó ngủ, hay bị đánh thức bởi tác động nhỏ.
  • Người bị rối loạn đồng hồ sinh học với thời gian ăn uống ngủ nghỉ không hợp lý.
  • Người có các chứng bệnh liên quan đến thần kinh, người trầm cảm, bị lo âu hay kích động sử dụng thuốc để ổn định thần kinh. 
Những người bị khó ngủ là các trường hợp có thể dùng thuốc ngủ tạm thời để khắc phục
Những người bị khó ngủ là các trường hợp có thể dùng thuốc ngủ tạm thời để khắc phục

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ngủ phải qua tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ. Người dùng không được tự ý sử dụng khi thấy mình đang mắc phải các triệu chứng rối loạn về giấc ngủ.

Có nên uống thuốc ngủ hay không? Những tác hại của thuốc ngủ là gì?

Trong thực tế, sử dụng thuốc ngủ để có được giấc ngủ nhanh chóng là lựa chọn đem đến nhiều tác hại cho người mua. Tác hại này thể hiện ở hai mặt: tác dụng phụ của thuốc và tác hại khi lạm dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc ngủ là gì?

Vì là loại thuốc gây ức chế thần kinh, nên khi sử dụng thuốc ngủ, người dùng có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

  • Thuốc gây nên tình trạng đau đầu, chóng mặt ở người. Bên cạnh đó thuốc còn gây buồn ngủ kéo dài, làm cho người dùng luôn trong trạng thái thiếu tỉnh táo, không tập trung.
  • Tác động xấu đến hoạt động của hệ tiêu hoá như gây táo bón hoặc buồn nôn, tiêu chảy.
  • Người dùng gạt cảm thấy khô miệng và một số trường hợp lên cân.
  • Thuốc gây nên tác dụng phụ khác là ảnh hưởng nhịp tim và phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi lạm dụng thuốc ngủ.
Táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi lạm dụng thuốc ngủ.

Uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Thuốc ngủ có nhiều tác hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người lạm dụng các loại thuốc thần kinh này. Vậy uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì? Người dùng có thể xuất hiện các tình trạng sau đây khi uống thuốc ngủ thường xuyên với lượng nhiều:

  • Gây nhờn thuốc, lượng thuốc phải sử dụng để gây ra cảm giác buồn ngủ ngày càng tăng và gây nên nhiều tác dụng phụ hơn. 
  • Nghiện sử dụng thuốc khiến khi dừng hay thay đổi liều lượng, thay đổi loại thuốc, cơ thể xuất hiện biểu hiện thèm thuốc, lo âu, trầm cảm…
  • Sử dụng thuốc nhiều gây rối loạn các chức năng bên trong não bộ, gây nên suy giảm trí nhớ, thiếu tỉnh táo…
  • Thuốc ngủ gây nguy hiểm đối với những người mắc các chứng bệnh về hô hấp, tim mạch như suyễn, tắc nghẽn phổi.. Dùng thuốc thường xuyên có thể cản trở việc thở bình thường của con người.
Sử dụng thuốc nhiều gây rối loạn các chức năng bên trong não bộ, gây nên suy giảm trí nhớ, thiếu tỉnh táo…
Sử dụng thuốc nhiều gây rối loạn các chức năng bên trong não bộ, gây nên suy giảm trí nhớ, thiếu tỉnh táo…

Cách để có giấc ngủ sâu mà không cần lạm dụng thuốc

Với nhiều tác hại đến sức khỏe, việc sử dụng thuốc ngủ chỉ nên thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ. Nếu bạn gặp phải những tình trạng của chứng rối loạn giấc ngủ, hãy tham khảo qua những cách để có giấc ngủ sâu mà không cần lạm dụng thuốc sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại, tivi, máy tính và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ.
  • Không ăn uống trước khi ngủ để tránh việc hoạt động của các cơ quan tiêu hóa khiến bạn không thể ngủ sâu giấc. Ngoài ra, không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, cà phê… khiến trung tâm thần kinh bị hưng phấn, dẫn đến khó ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên, lựa chọn các bài tập hàng ngày giúp cơ thể thư giãn, lưu thông khí huyết để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Điều chỉnh đồng hồ sinh học hợp lý, không ngủ trưa quá lâu khiến chất lượng giấc ngủ buổi tối bị ảnh hưởng.
  • Bố trí phòng ngủ với nhiệt độ phù hợp, ánh sáng đèn ngủ vừa phải và chọn lựa bộ chăn ga gối đệm với chất liệu tốt, tính thẩm mỹ cao.
Hạn chế ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn
Hạn chế ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn

Như vậy, thuốc ngủ chỉ là một phương pháp tạm thời để cải thiện chất lượng giấc ngủ và nên cẩn trọng khi sử dụng. Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì. Hãy thay đổi thói quen lạm dụng thuốc và sử dụng các cách khác để nâng cao chất lượng giấc ngủ nhé!

Kim Anh

Tôi là một biên tập viên nội dung tại Forever Bedding, Tôi chuyên chia sẻ các kiến thức và tư vấn mua sắm chăn ga gối đệm, và trang trí phòng ngủ cho nhiều gia đình. Hãy liên hệ tôi ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất.

Related Articles

Trả lời

Back to top button